Xu hướng M&A và chiến lược kêu gọi đầu tư bền vững

19/03/2024

Trong năm 2024, các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) được đánh giá sẽ tiếp tục sôi động. Điều này một phần xuất phát từ chính nội tại của các doanh nghiệp nội địa.

Các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) hứa hẹn tiếp tục diễn ra sôi động và tích cực. Khi nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản và kêu gọi đầu tư để giải quyết sức ép về tài chính. Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp nội địa cần có tâm thế chuẩn bị tốt hơn, làm sao dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài và nhưng vẫn giúp nâng cao vị thế của khối nội.

 

Các doanh nghiệp nội địa cần có tâm thế chuẩn bị tốt hơn

Không nằm ngoài dòng chảy chung của thị trường, công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt dù chỉ mới hoạt động 05 năm, nhưng đã chủ động chuẩn bị để tìm bước đi dài hơi hơn cho mình trước khi đủ điều kiện để bước vào con đường hợp tác M&A.

Luật sư Đào Tiến Phong - Giám đốc điều hành hãng Luật Investpush

Củng cố năng lực bằng cách bán một phần vốn hợp tác với các nhà đầu tư để cùng phát triển được nhiều doanh nghiệp hướng đến, nhưng để bước vào thương vụ M&A thành công thì vẫn còn nhiều rào cản. Theo Luật sư Đào Tiến Phong - Giám đốc điều hành hãng Luật Investpush, khâu đàm phán là rào cản lớn, vì không đủ chuyên gia đàm phán. Và các doanh nghiệp Việt hay bị yếu thế. Thứ hai là không có sự chuẩn bị kỹ khi gọi vốn. Nên tham gia deal thường bị động. Họ chất vấn mà chúng ta không có sự chuẩn bị trước nên bị rớt xuống thế yếu. Đó là hai rào cản lớn.

Để tạo môi trường thông thoáng cho thị trường M&A, cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các chuyên gia cho rằng cần phải có môi trường chính sách thuận lợi hơn. Đối với các doanh nghiệp, cần lưu ý đến vấn đề lớn về ESG (nghĩa là về môi trường-xã hội-quản trị) sẽ ngày càng tăng cao hơn. Đó là yếu tố chính yếu thúc đẩy các thương vụ M&A thành công trong tương lai.

Ông Nguyễn Phạm Hoàng Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Phạm Hoàng Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành hàng tiêu dùng, thời điểm này nên suy nghĩ trước kế hoạch gọi vốn của mình. Đặt mục tiêu sau 10 năm nữa nếu muốn gọi vốn đầu tư thì cần chuẩn bị gì từ lúc này, trong những điều cần chuẩn bị có hai thứ cần quan tâm. Đầu tiên là về giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh công ty, đem lại gì cho xã hội. Đó là điều quyết định giá trị của doanh nghiệp trong đánh giá của nhà đầu tư, hai là mặt pháp lý từ các đơn vị có uy tín là rất quan trọng.

Luật sư Đào Tiến Phong cũng nhấn mạnh thêm, cần có sự chuẩn bị kỹ. Khi đàm phán thì phải biết phong cách của họ. Vừa đảm bảo yêu cầu, vừa giữ được quan điểm của mình. Đừng ngại khi đàm phán. Trong các thương vụ, họ rất thẳng thắn nhưng không mang tính cá nhân, tất cả cũng dựa trên tinh thần công việc. Và góp ý của họ nếu đúng nên tiếp thu. Trong đàm phán có những deal chưa được thành công, nhưng vì chất vấn của nhà đầu tư mình sẽ hoàn thiện cho lần sau.

Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Trường Đại học RMIT Nam Sài Gòn 

Về phía nhà nước, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Trường Đại học RMIT Nam Sài Gòn cho rằng, cần thêm sự khuyến khích của Chính phủ trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thông qua các Nghị định thông tư. Còn doanh nghiệp thì cần chuẩn bị tâm thế và bộ hồ sơ để việc thực hiện giao dịch được nhanh chóng.

Doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng và cụ thể khi thực hiện M&A

M&A là tất yếu của một cuộc chơi kinh doanh, vì vậy các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt cần những người đồng hành đủ lực và đủ tầm để tiến xa hơn.

Theo HTVNEWS

chevron_left
chevron_right